Xác định chân dung khách hàng mục tiêu là bước kế tiếp sau khi xác định giá trị cốt lõi của sản phẩm, mình có chia sẽ cùng mọi người phải trả lời được hai câu hỏi:
Tại sao tôi nên dùng sản phẩm?
Tại sao tôi chọn anh chị mà không phải chọn đơn vị khác?
Không dễ gì để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên nếu chúng ta không xác định được khách hàng của mình là ai ??Không vẽ được chân dung của họ rõ ràng đặc biệt là họ trên Facebook như thế nào? Họ sẽ có sở thích gì, hâm mộ ai, ghét ai?
Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Mình tạm phân ra hai khía cạnh của khách hàng:
1. NHÂN KHẨU HỌC: bao nhiêu tuổi, giới tính, nơi ở, nghề nghiệp họ ra sao, đặc biệt là mức thu nhập của họ như thế nào, tình trạng quan hệ ra sao?
Trong nhân khẩu học mình đặc biệt để ý đến mức thu nhập của họ, cái này chúng ta bắt buộc phải nghiên cứu dựa vào 1 phần phân khúc sản phẩm dịch vụ đang cung cấp và nghiên cứu dữ liệu khách hàng cũ. Thu nhập của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua hàng của họ. Tương ứng cách chúng ta chọn sở thích và hành vi của họ để target chuẩn hơn. Cũng ảnh hưởng đến hình ảnh và nội dung cho đối tượng, văn phong cũng khác nhau, giá trị cốt lõi đưa ra cũng khác nhau.
Ví dụ:
Đối tượng khách hàng cao cấp họ quan tâm đến chất lượng và trải nghiệm dịch vụ trước tiên sau đó mới nghĩ đến chuyện giá cả. Khi làm content chúng ta không thể nêu yếu tố về giá lên hàng đầu được, như vậy chúng ta đã tiếp cận họ sai cách, dẫn đến hiệu quả quảng cáo không được như mong muốn.
Ngoài ra các bạn cũng phải để ý đến độ tuổi của khách hàng. Chúng ta không nên chạy rộng từ 18-40 dù khách hàng của mình trải dài trong khoảng tuổi đó. Vì 18-40 tâm sinh lý khác nhau, vấn đề họ gặp phải khác nhau, họ không thể nào cùng 1 sở thích, hoặc 1 bài viết được. Nên tách ra và tập trung vào một đối tượng nhất định, ứng với 1 giá trị sản phẩm nhất định cho họ. Giao tiếp trên Facebook hướng đến chính xác một đối tượng càng tốt, nếu không sẽ không động chạm đến họ và hiệu quả bán hàng cũng giảm theo.
2. TÂM LÝ HỌC :
Cái này đặc biệt phải tìm hiểu khi chúng ta sử dụng kênh quảng cáo Facebook. Không chỉ nghiên cứu nhân khẩu học chúng ta còn phải nghiên cứu cả các vấn đề liên quan đến đời sống của của khách hàng như:
Họ thích ăn uống gì?
Họ thích chơi trò giải trí gì?
Họ đọc sách, báo gì?
Họ thích xem phim gì?
Sở thích cá nhân của họ?
Môn thể thao họ chơi?
Mỹ phẩm họ tin dùng?
Rất nhiều nhiều. Càng nghiên cứu rõ mọi người sẽ càng hiểu được khách hàng của mình và chọn các sở thích tương ứng trong trình quản lý quảng cáo, đến gần khách hàng tiềm năng của mình hơn, nâng cao khả năng bán hàng.
Ví dụ :
Khách hàng thích #Vietnamairline có thể có điều kiện hơn #Vietjet chẳng hạn, khách hàng chơi #Tennis và #Golf, đọc báo đầu tư sẽ có điều kiện chẳng hạn. Kết hợp với hành vi họ dùng Galaxy S8 các bạn có thấy hình ảnh khách của mình là một người khá là có điều kiện không?
Ngoài những vấn đề trên chúng ta cần phải quan tâm các vấn đề sau:
-Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ, điểm khác biệt ở phần 1 mình đã viết có phải là điểm đó hay không. Nêu ra có tác dụng hay không?
-Ai là người dùng, ai là người mua?
-Thói quen mua sắm của họ?
-Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mua hàng?
-Thời gian họ online?
-Nguồn thông tin họ hay tìm kiếm hoặc cho là tin cậy?
Để mọi người làm tốt những phân tích trên mình khuyên mọi người nên chia nhỏ khách hàng của mình ra làm nhiều nhóm đối tượng và phân tích riêng từng nhóm đối tượng để phục vụ họ tốt hơn. Vị dụ: Cùng 1 sản phẩm là chiếc váy bán ra cho phụ nữ chúng ta phân ra các nhóm sau:
+Sinh Viên : Dùng váy để đi tiệc, đi hẹn hò..
+Đi làm : Dùng váy đi làm..
+Nội trợ : Đi cưới, đi tiệc, du lịch cùng gia đình..
Các bạn sẽ thấy mỗi đối tượng trên có một vấn đề và nhu cầu khác nhau, chúng ta không thể dùng 1 nội dung để thoã mãn hết cho họ, khiến họ phát sinh nhu cầu, chuyển trạng thái từ THÍCH sang CẦN và MUỐN.